Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

10 cách trị gai cột sống đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Gai cột sống là sự hình thành các gai xương ở phía ngoài và hai bên cột sống gây ra các cơn đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng. Từ đó, gây khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới công việc. Do đó việc điều trị gai cột sống vô cùng quan trọng.

Bên cạnh việc dùng thuốc, trị gai cột sống bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, áp dụng vật lý trị liệu, thực hiện các bài tập cũng mang lại hiệu quả nhất định. Ưu điểm của điều trị gai cột sống không cần thuốc là lành tính, không gây tác dụng phụ, hơn nữa còn giúp thay đổi tư thế, tránh làm tăng nặng triệu chứng đau do gai cột sống.

gai-cot-song

1. Giảm đau cột sống nhờ nghỉ ngơi hợp lý

Gai cột sống cổ hay gai cột sống lưng không chỉ tác động lên vị trí đốt sống bị tổn thương mà còn gây chèn ép dây thần kinh. Điều này có thể làm xuất hiện tình trạng tê bì ở tay, chân. Do đó, điều quan trọng để chữa gai cột sống đúng cách chính là nghỉ ngơi hợp lý để giảm đau, hạn chế vận động mạnh.

Việc nghỉ ngơi rất cần thiết cho người bị đau do gai cột sống. Đây là bước đầu tiên cần làm mỗi khi gặp phải các cơn đau, dù cho bất kỳ vấn đề gì.

Nếu bị gai cột sống cổ, bạn nên hạn chế xoay cổ mạnh, đột ngột. Có thể sử dụng nẹp cổ hoặc lựa chọn tư thế nằm, ngồi phù hợp để cổ không bị vẹo. Thời gian này nên hạn chế sử dụng điện thoại vì phải cúi. Tránh nghe điện thoại kẹp giữa cổ và tai.

Nếu bị gai cột sống lưng bạn nên hạn chế mang vác đồ nặng. Đồng thời bạn nên mang vác đồ đúng cách để làm giảm nhẹ áp lực lên cột sống. Ngoài ra, nên lựa chọn các loại ghế, giường, đệm thoải mái khi ngồi và nằm để giảm đau.

 

2. Chườm lạnh giảm đau do gai cột sống

Trong trường hợp đau cấp tính thì sử dụng đá chườm lạnh cũng là cách chữa gai cột sống tại nhà hiệu quả. Đá lạnh sẽ giúp co các mạch máu lại để giảm sưng viêm. Đồng thời nó cũng tạm thời làm “tê liệt” dây thần kinh nhỏ. Từ đó, ngăn không cho tín hiệu đau truyền đến não, từ đó giảm đau.

Bạn có thể thực hiện chườm lạnh theo cách sau:

- Dùng túi đá nhỏ bọc vào vải sau đó chườm dọc theo vùng cột sống bị gai đau.

- Chườm khoảng 10 – 15 phút đến khi cảm nhận được cơn đau thuyên giảm.

- Chỉ thực hiện trong 3 – 4 giờ đầu khi các cơn đau dữ dội sau đó giảm tần suất.

- Bạn có thể sử dụng gel lạnh hoặc khăn mát để thay thế. Tránh chườm quá lâu sẽ gây bỏng lạnh.

Phương pháp này thích hợp với người mới bị gai cột sống, gặp phải những cơn đau cấp. Trường hợp mạn tính nên áp dụng chườm nóng.

 

3. Cách trị gai cột sống bằng chườm nóng

Đây là phương pháp sử dụng nhiệt để tăng lưu thông máu, thư giãn các cơ và giảm các cơn đau do gai cột sống gây nên. Khi nhiệt ấm đi vào cơ thể sẽ kích thích lưu thông máu. Nó cũng giải phóng dây thần kinh bị chèn ép do gai xương, giúp cải thiện các cơn đau. Ngoài ra, việc chườm nóng hoặc xông hơi bằng nhiệt sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng.

Bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng bằng cách:

- Lấy khăn ấm chườm vào đốt sống bị đau và các vùng lân cận.

- Vừa chườm vừa kết hợp xoa bóp.

- Chườm trong khoảng 10 – 15 phút.

Đối với chườm nóng chữa gai cột sống không nên chườm trong thời gian quá lâu dễ gây bỏng da và chỉ nên chườm khi còn tỉnh táo.

 

4. Massage giảm gai cột sống không cần thuốc

Gai cột sống gây nên những cơn đau kéo dài, do đó việc xoa bóp, massage sẽ giúp cải thiện các cơn đau nhức. Mặc dù phương pháp này không giải quyết triệt để tình trạng gai xương nhưng có thể góp phần giảm đau, nhức mỏi, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy bạn có thể áp dụng một số cách massage giảm gai cột sống.

- Xoa hai tay vào nhau đến khi nóng lên, bạn có thể kết hợp với các loại dầu xoa để giảm đau nhanh hơn.

- Xoa bóp vào khu vực cổ vai gáy và lưng ở vị trí dễ bị gai xương.

- Xoa trong vòng từ 3 – 5 phút, có thể kết hợp với day, ấn nhẹ tại vị trí đau.

Nên massage toàn vùng lưng để tăng cường lưu thông máu, thư giãn các cơ, mạch máu giúp dễ chịu hơn.

 

5. Thay đổi tư thế nằm và ngồi

Để cải thiện các cơn đau do gai cột sống thì việc thay đổi tư thế nằm, ngồi cũng rất quan trọng. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

- Lựa chọn đệm có độ đàn hồi tốt, không quá cứng cũng không quá mềm.

- Chọn gối vừa phải, không nên kê quá cao gối dễ bị đau cổ.

- Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ để tránh tạo áp lực lên cột sống. Nếu nằm sấp nên có gối mềm kê dưới bụng.

- Có thể sử dụng liệu pháp trị liệu mùi hương để phòng ngủ cho dễ chịu.

- Thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng.

- Lựa chọn ghế có dựa lưng để ổn định cột sống hoặc luôn giữ tư thế thẳng lưng.

- Không cúi quá để làm việc với máy tính hoặc điện thoại.

- Để điện thoại, máy tính vừa với tầm mắt và tầm với.

- Nên đứng lên đi lại sau mỗi một giờ ngồi làm việc.

 

6. Cách trị gai cột sống đơn giản  là giữ tinh thần thư thái

Tinh thần luôn thoải mái cũng là một trong những cách hiệu quả để giảm các cơn đau mỏi vai gáy. Bởi áp lực kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thống xương khớp. Vì vậy bạn nên thư giãn tinh thần bằng cách ngồi thiền hoặc nghỉ giải lao từ 5 – 10 phút để vận động nhẹ nhàng.

 

7. Áp dụng các bài tập chữa gai cột sống

Tập luyện là cách hiệu quả giúp giảm sự chèn ép của gai xương lên dây thần kinh và mô mềm, giúp cột sống linh hoạt hơn. Tập luyện thường xuyên còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên hệ thống xương khớp.

Bạn có thể áp dụng một số bài tập dưới đây:

Bài tập tư thế hổ mang:

- Động tác này tác động lên toàn bộ cột sống, giúp kéo giãn các đốt sống, giảm đau và thư giãn

- Người bệnh nằm sấp, hai chân duỗi thẳng sao cho ngón chân chạm đất.

- Chống hai tay lên thảm ngay dưới ngực sau đó dùng lực từ đùi trên và hông để đẩy dần thân trên hướng lên trên cao.

- Tiếp tục đẩy cơ thể về sau đến khi cột sống được kéo giãn.

- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 – 20 giây. Sau đó thả lỏng, trở về vị trí ban đầu.

- Lặp lại từ 3 – 5 lần tùy vào tình trạng sức khỏe.

 

Bài tập theo tư thế đứa trẻ:

- Tư thế yoga chữa gai cột sống này giúp thư giãn các đốt sống lưng.

- Bắt đầu ngồi với tư thế quỳ lên gót chân.

- Mở rộng đầu gối và hông, đưa từ từ thân trên về phía trước. Lòng bàn tay úp xuống hoặc duỗi thẳng hai tay về phía trước.

- Thả lỏng phần vai, mặt hướng về trước hít thở đều. Cảm nhận được sức nặng của vai, bụng và các đốt sống lưng được thư giãn.

- Giữ nguyên tư thế đến khi bắt đầu cảm thấy mỏi thì trở về tư thế ban đầu.

- Lặp lại từ 3 – 5 lần tùy vào thể trạng.

 

8. Vật lý trị liệu trị gai cột sống

Vật lý trị liệu trị gai cột sống là phương pháp điều trị không dùng thuốc mang đến hiệu quả nhất định cho người bệnh. Có nhiều liệu pháp trị liệu như thủy châm, điện châm, sóng âm nhằm tăng cường lưu thông máu và hạn chế sự phát triển của gai xương gây đau nhức.

Một số liệu pháp vật lý trị liệu chữa gai đốt sống như:

- Kích thích thần kinh bằng điện xung (TENS) giúp giảm đau, giảm có thắt cơ, tăng sản xuất endorphin giúp giảm đau.

- Sóng siêu âm: giảm co thắt cơ, tăng lưu thông máu, giảm tình trạng sưng, cứng đau bằng cách gửi sóng âm vào sâu các mô cơ, tạo ra nhiệt độ nhẹ giúp tăng tuần hoàn và chữa bệnh.

- Các bài tập sửa dáng đi để tăng cường sức mạnh, giảm lực kéo giãn lên cột sống thắt lưng.

- Kéo giãn cột sống làm giảm áp lực lên các đốt sống để gai xương bớt chèn ép lên cơ, dây thần kinh.

 

9. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Ngoài những phương pháp trên, người bị gai cột sống nên kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để bổ sung các dưỡng chất giúp xương khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa các yếu tố gây sưng viêm, tổn thương đến cột sống.

- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D có trong lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ…

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi: sữa và các chế phẩm từ sữa; đậu nành, các loại hải sản…

 

>> Tìm hiểu sản phẩm bổ sung canxi hàng đầu: Canxi Canlex

 

- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng tổng hợp collagen giúp cải thiện hệ xương khớp có trong các loại hoa quả màu vàng, đỏ, xanh.

- Bổ sung vitamin K2 để tăng chuyển hóa canxi có trong các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà, các loại rau màu xanh đậm.

- Tăng cường thực phẩm giàu omega-3 để chống viêm, giảm đau: cá biển, súp lơ, tôm, bơ, các loại hạt thuộc nhóm quả hạch…

- Hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ nhiều dầu mỡ.

- Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.

- Tránh đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt dễ dẫn đến tình trạng sưng viêm.

 

10. Uống đủ nước mỗi ngày

Uống nước không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn tăng cường lưu thông máu, giữ nhiệt, đồng thời cung cấp nước cho đĩa đệm. Các chuyển động hàng ngày của cơ thể như chạy nhảy, đi bộ, uốn cong đều làm mất đi một phần chất lỏng trong đĩa đệm, nếu không bổ sung đủ nữa sẽ khiến các đĩa đệm co lại, kích thích các gai xương cọ xát gây đau. Do đó, bạn nên chủ động uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ