Bệnh gút còn gọi là thống phong – một bệnh lý rối loạn chuyển hóa thường gặp hiện nay. Bệnh kích hoạt khi hàm lượng acid uric trong máu vượt mức cho phép và không thể kiểm soát. Điều này khiến cho các tinh thể muối urat lắng đọng và tích tụ trong khớp gây viêm khớp. Ngoài ra bệnh còn gây suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra thì người bệnh cũng có thể lựa chọn phương án điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Tiêu chí của các bài thuốc dân gian trị bệnh gút là hỗ trợ cải thiện triệu chứng và làm giảm chỉ số acid uric trong máu.
Các bài thuốc dân gian trị bệnh gút phù hợp nhất với các trường hợp bệnh mới khởi phát. Lúc này các triệu chứng mới chỉ kích hoạt ở mức độ nhẹ nên sẽ có phần dễ khắc phục.
Trong trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng nề thì bạn vẫn có thể sử dụng thuốc dân gian. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng sẽ không tốt bằng khi bệnh nhẹ. Và lúc này, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thay thế phác đồ điều trị chuyên sâu.
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh gút có giá trị đến tận bây giờ. Và dưới đây là 3 bài thuốc chọn lọc được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn và chia sẻ:
1. Cách dùng lá trầu không chữa bệnh gút
Trầu không cũng là một trong những thảo dược tự nhiên quen thuốc xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Trong đó có bài thuốc trị bệnh gút ở giai đoạn mới bùng phát.
Tinh dầu từ lá trầu xanh có chứa nhiều thành phần hoạt chất như Chavibetol, Chavicol, Eugenol và Estragol. Đây đều là những thành phần có tác dụng giảm đau nhức do bệnh gút gây ra.
Đồng thời lá trầu không còn chứa lượng lớn polyphenol và các chất sát trùng, chống oxy hóa khác. Nhờ đó mà nó được ghi nhận là có tác dụng hỗ trợ giảm viêm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở các khớp.
Mặc dù chưa có được minh chứng cụ thể nhưng một số nguồn tiên cho biết, một số thành phần trong lá trầu không có khả năng thúc đẩy quá trình đào thải acid uric trong máu. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm nhanh triệu chứng bệnh gút.
Có 2 cách dùng lá trầu không trị bệnh gút như sau:
- Cách thứ nhất:
Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem đi rửa sạch rồi vò cho hơi nát
Cho vào ấm, thêm 1,5 lít nước rồi đun sôi trong 5 – 7 phút
Thêm chút muối vào khuấy tan rồi đổ ra thau chờ đủ ấm
Dùng nước này để ngâm khớp bị đau trong khoảng 15 – 20 phút
- Cách thứ 2:
Chuẩn bị 150g lá trầu không và 1 quả dừa xiêm
Lá trầu đem ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng sau đó thái nhuyễn
Dừa đem chặt vát phần nắp rồi tiến hành gạn bỏ bớt đi 1 ít nước
Tiếp đến, nhét lá trầu không vào bên trong quả dừa, đậy nắp ngâm 30 phút
Loại bỏ bã và uống nước này vào buổi sáng khi bụng rỗng
2. Lá tía tô giúp trị bệnh gút
Lá tía tô là một loại rau gia vị rất quen thuộc trong ẩm thực người Việt. Ngoài ra, nó còn được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Không chỉ dừng lại ở chứng cảm thông thường mà lá tía tô còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gút.
Tinh dầu béo trong lá tía tô được ghi nhận là có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nhiều thành phần hoạt chất có trong rau này còn giúp ức chế enzym xanthine oxidase. Từ đó làm giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể. Hơn nữa còn giúp lợi tiểu khiến quá trình đào thải acid uric diễn ra thuận lợi hơn.
Dưới đây là 2 cách dùng lá tía tô chữa bệnh gút:
- Cách thứ nhất:
Cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch
Cho vào ấm rồi thêm 300ml nước sắc trên lửa nhỏ tới khi còn phân nửa
Lọc bỏ bã và chia nước thành 2 lần uống/ ngày
- Cách thứ 2:
Chuẩn bị 1 ít cành non cùng với lá tía tô non
Đem rửa sạch để ráo rồi cho vào cối giã nát
Dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp lên vùng khớp bị sưng đau do gút
Sau nửa tiếng đồng hồ thì tháo ra và dùng nước rửa sạch
3. Trị bệnh gút từ lá lốt
Lá lốt không chỉ được dùng trong ẩm thực để làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn dùng làm thuốc. Thảo dược này xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian, trong đó có bài thuốc trị bệnh gút.
Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nhẹ và tính ấm. Nó có một số công dụng nổi bật là trừ phong thấp, tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống, giữ ấm các khớp và làm mạnh gân cốt.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao trong lá lốt. Điển hình như Flavonoid, Alcaloid,… Chúng giúp làm giảm viêm, giảm đau nhức và kích thích sản xuất collagen để làm tăng đàn hồi mô sụn. Hơn nữa, với đặc tính tiêu độc, lợi tiểu, dùng lá lốt còn giúp hỗ trợ đào thải bớt lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Có 2 cách thực hiện đơn giản như sau:
- Cách thứ nhất: Bài thuốc uống:
Cần chuẩn bị khoảng 15 – 30g lá lốt tươi, có thế thay thể bằng 5 – 10g lá lốt khô
Đem lá lốt đi rửa sạch và cho vào ấm
Đổ thêm 2 bát nước rồi đun sôi trên lửa nhỏ đến khi còn 1/2 bát
Loại bỏ bã, uống 1 lần/ ngày vào buổi tối sau bữa ăn khoảng 20 phút
- Cách thứ 2: Bài thuốc ngâm:
Cần chuẩn bị 30g lá lốt tươi cùng với 1 thìa muối hạt
Lá lốt đem rửa sạch rồi thái nhỏ
Cần đun sôi 2 lít nước rồi thả lá lốt vào đun thêm 7 – 10 phút nữa
Thêm muối ăn vào khuấy tan rồi đổ ra thau cho nguội bớt
Dùng nước này để ngâm vị trí khớp bị đau, thuận tiện nhất là ngâm bàn tay và bàn chân