Lá lốt được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp của y học cổ truyền, chẳng hạn như thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp hay gai đốt sống cổ… Thảo dược này được ghi nhận là có tính ấm, giúp hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, chỉ thống. Sử dụng cây làm thuốc sắc uống hay đắp ngoài sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết đến chữa lành tổn thương ở đốt sống cổ, giảm đau đầu, đau cổ, đau vai gáy và làm chậm tự phát triển của gai xương.
Y học hiện đại cũng đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của các hoạt chất có trong cây lá lốt. Phần lá và thân cây bổ sung nhiều tinh dầu, ancaloit và thành phần beta-caryophylen. Chúng giúp giảm sưng đau, ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cột sống.
Bài 1: Ngâm chân bằng nước lá lốt
Rửa sạch 1 nắm cây lá lốt tươi ( dùng lá và thân), cắt khúc ngắn
Bỏ cây thuốc vào nồi và thêm vào 1 lít nước
Đun sôi khoảng 10 phút rồi thêm vào 1/2 thìa muối ăn, nấu cho tan hoàn toàn.
Gạn nước vừa nấu ra một cái chậu nhỏ. Để nguội còn khoảng 40 – 45 độ thì nhúng cả hai chân vào ngâm trong 15 phút.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ vào buổi tối có tác dụng kích thích lưu thông máu lên não, giảm đau và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
Bài 2: Chườm lá lốt và muối nóng
Giã nát 1 nắm lá lốt tươi rồi bỏ vào chảo sao nóng cùng với muối hột.
Gói hỗn hợp vào trong miếng vải rồi chườm lên vùng cổ
Áp dụng mỗi ngày vài lần, mỗi lần khoảng 20 phút cảm giác đau nhức sẽ được xoa dịu đáng kể.
Bài 3: Kết hợp với đinh lăng và cây trinh nữ làm thuốc sắc uống
Chuẩn bị 50g lá lốt, 50g đinh lăng và 50g cây trinh nữ
Tất cả rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước đến khi cạn còn một nửa
Gạn uống 2 – 3 lần trong ngày. Dùng thuốc sắc khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt hơn.