Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình

Người ta thường nói một người mẹ tốt hơn một người thầy thuốc. Mẹ là người chăm lo từng bữa cơm từng giấc ngủ cho các thành viên trong gia đình. Mẹ cũng chính là người thầy thuốc trong gia đình. Việc chăm sóc sức khỏe gia đình là điều vô cùng quan trọng nhưng không hề đơn giản. Một khi người thân trong nhà bị nhiễm virus hay vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ lây lan cho mọi người là rất cao. Bài viết dưới đây của Medigroup sẽ giới thiệu cho bạn bí quyết giúp chăm sóc sức khỏe gia đình và người thân:

bi-quyet-cham-soc-suc-khoe-cho-ca-gia-dinh

1. Tiêm phòng là biện pháp cần thiết

Trong gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo quy định và khuyến cáo của bộ Y tế.

Một số bệnh có thể không nghiêm trọng với người lớn nhưng lại vô cùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, ví dụ như ho gà, Hemophilus Influenza B đối với trẻ dưới 5 tuổi.

 

2. Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe và tinh thần của mỗi thành viên trong gia đình. Nếu bạn là người nội trợ hoặc chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình, thì bạn cần chú ý chọn thực phẩm và lên thực đơn phù hợp với gia đình mình.

Cần quan sát và để ý nhu cầu cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi thành viên để bổ sung đúng các chất dinh dưỡng phù hợp, tránh rơi vào các tình huống: thiếu chất hoặc thừa chất. Điều này giúp gia đình tránh được khá nhiều bệnh: thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, khoáng chất hoặc tiểu đường, huyết áp cao.

Tìm hiểu và nắm các kiến thức về dinh dưỡng sẽ giúp bạn chuẩn bị được chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả gia đình.

 

3. Tập thói quen rửa sạch tay đúng cách

Hãy tập thói quen rửa tay đúng cách cho con bạn vào những thời điểm cần thiết như trước và sau khi ăn, khi chơi (điều này giúp hạn chế vi khuẩn tích tụ trên các món đồ chơi, đặc biệt là khu vực chơi chung), sau khi hắt hơi, ho hay vuốt ve động vật và sau khi đi vệ sinh.

Cách giữ sức khỏe và phòng tránh bệnh vặt tốt nhất là thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Bạn có thể đã nghe điều này rất nhiều lần nhưng rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn vi trùng lây lan.

Bạn cũng nên chuẩn bị gel rửa tay khô cho mọi người để đề phòng trường hợp không có bồn rửa tay khi đi ra ngoài.

 

4. Cẩn thận với những tác nhân gây dị ứng

Lông thú cưng, mạt bụi, ẩm mốc và các chất có khả năng gây dị ứng khác tồn tại trong nhà có khả năng gây kích thích đường hô hấp và khiến bạn hay người thân thường xuyên hắt hơi, sổ mũi.

Chúng thậm chí có thể gây nguy hiểm cho những người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu các cách để giảm thiểu số lượng các thành phần này trong không khí, chẳng hạn như sử dụng máy hút bụi hàng tuần hay nghiên cứu về việc sử dụng bộ lọc không khí trong nhà.

Bạn hãy nhớ thay khăn trải giường và vỏ gối thường xuyên, tốt nhất nên giặt chúng với nước nóng hoặc ấm. Cả những con thú nhồi bông trong phòng cũng cần được “tắm giặt” định kỳ vì đó là nơi lý tưởng cho những mạt bụi ẩn náu.

Nếu trong gia đình có người dị ứng với lông động vật, tốt hơn hết là nên cách ly con vật ra một khu vực riêng. Bạn có thể dự trữ một số thuốc chống dị ứng trong nhà để sử dụng khi thấy có dấu hiệu dị ứng.

 

5. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ cho cả gia đình

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên lập ra kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho tất cả thành viên trong gia đình, nhằm phát hiện sớm các triệu chứng bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.

Đối với người lớn, việc thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình hình sức khỏe và nhận được lời khuyên từ bác sĩ để hạn chế mắc bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc các bệnh ung thư khác. Nên kiểm tra sức tổng quát 6 tháng 1 lần, đặc biệt là ông bà trên 50 tuổi.

Trường hợp có người trong gia đình thường xuyên mắc bệnh vặt, nên kiểm tra và xét nghiệm thường xuyên mỗi 3 tháng.

Đối với các bé nhỏ, nên kiểm tra sức khỏe kết hợp đánh giá các chỉ số phát triển của trẻ. Việc này giúp bố mẹ không chỉ kiểm soát được triệu chứng bệnh mà còn theo dõi được sự phát triển của bé, tránh được 1 số vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

 

6. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục và vận động nhiều hơn mỗi ngày. Bạn chỉ cần cố gắng hoạt động thể chất trong khoảng 30–60 phút mỗi ngày để giúp cải thiện hoạt động của hệ thống tuần hoàn và giúp cơ thể giải phóng năng lượng. Bạn có thể rủ người thân trong gia đình đi bộ hoặc đạp xe cùng như là một hoạt động giúp kết nối, chia sẻ giữa các thành viên.