Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

CÁCH BÀY BIỆN MÂM NGŨ QUẢ MONG SUNG TÚC, MAY MẮN CẢ NĂM

Mâm ngũ quả được coi như một món quà để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ những đấng sinh thành, tổ tiên và nguồn cội của mình. Đó cũng là lý do tại sao dâng lên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả vào ngày Tết là một trong những truyền thống lâu đời và cũng là một đặc trưng của dịp Tết nguyên đán của người Việt. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt nhất nhé!

bay-mam-ngu-qua

Mỗi loại quả đều mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt và tượng trưng cho một yếu tố nào đó chứ không hề được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Đơn cử như từ màu sắc của mâm ngũ quả cũng theo 5 màu của ngũ hành. Màu trắng (Kim), màu đỏ (hỏa), màu xanh (mộc), màu đen (thủy), màu vàng (thổ). Không những thế, "ngũ" còn mang ý nghĩa là những ước nguyện của gia chủ về cuộc sống sung túc, đủ đầy hơn trong năm mới "ngũ phúc lâm môn": Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

 

Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng biệt. Các loại quả thường dùng để bày trí mâm ngũ quả gồm có:

-Quả lựu: tượng trưng cho con đàn cháu đống.

-Chuối: mang ý nghĩa sum vầy, con cháu đùm bọc lẫn nhau và đầm ấm, hạnh phúc.

-Phật thủ: giống như bàn tay của Phật Tổ để che chở, bảo vệ cho gia đình.

-Lê, đào, cam, quýt, hồng: tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.

-Táo: thể hiện sự phú quý, giàu sang.

-Dưa hấu: mang màu đỏ và căng tròn, mọng nước tượng trưng cho sự may mắn.

-Thanh long: thể hiện sự phát tài, phát lộc.

-Đu đủ: mang ý nghĩa thịnh vượng, sung túc.

-Bưởi: an khang, thịnh vượng.

-Dừa: thể hiện sự viên mãn.

-Quất: sung túc, lộc lá.

-Quả trứng gà/ lêkima: có nghĩa là lộc trời cho.

-Xoài: theo cách đọc tên theo kiểu gần âm là "sài". Thể hiện mong -muốn tiêu xài dư giả hơn.

-Sung: ngay cái tên đã nói lên sức khỏe, sung mãn và tiền bạc.

 

Ở miền Bắc, hầu hết mọi người đều bày biện mâm ngũ quả đúng theo thuyết Ngũ hành. Do đó, mâm ngũ quả cũng thường phối đúng và đủ theo 5 màu: kim - trắng, mộc - xanh, thủy - đen, hỏa - đỏ, thổ - vàng. Trong một mâm quả, miền Bắc sẽ ưu tiên nải chuối xanh ở dưới cùng. Nải chuối xanh thể hiện như một bàn tay đang nâng đỡ và bao bọc mọi thứ. Quả bưởi hay quả phật thủ sẽ được tại đây đặt vào ngay chính giữa nải chuối. Các loại quả khác như ớt, quất/ cam, nho sẽ được bày biện xung quanh sao cho đẹp mắt và hài hòa.

 

 Phong cách con người miền Trung thật thà, chất phác, không trọng hình thức cũng ảnh hưởng đến mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung này. Mâm ngũ quả miền Trung thường có các loại quả như: thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt… Mâm ngũ quả miền Trung thường được xếp thành hình tháp, hoặc hình long phụng.

 

Ở miền Nam, người dân có quan niệm bày mâm ngũ quả là “cầu sung vừa đủ xài”. Do đó, trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn là con đàn cháu đống đầy nhà hay một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu xin sự may mắn. Trong khi, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc có thể thờ chuối, lê… thì người miền Nam lại rất kỵ một số loại quả có phát âm mang tên gọi với ý nghĩa không tốt như chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được, cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, đổ bể, thất bại.

 Nhằm chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cùng kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN hân hoan tổ chức sự kiện “Hội làng U" với mục đích tạo không khí gắn kết, không gian trải nghiệm cho học sinh, sinh trong và ngoài trường. Đây là sự kiện quan trọng, mở màn cho năm Quý Mão 2023, nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, các bậc phụ huynh và đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên!! Hãy cùng chờ đón ngày hội hấp dẫn này diễn ra vào ngày 08 - 09/01/2023 các bạn nhé!!!!!