Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

Hướng dẫn cúng ông Táo 2023 đầy đủ nhất

Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Vậy lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì, bài khấn và thời gian cúng ông Công ông Táo như thế nào?

1. NHỮNG NGÀY ĐẸP ĐỂ CÚNG ÔNG TÁO 2023

Ngày đẹp : tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:

Ngày 17 tháng chạp (08/01/2023 dương lịch): Ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ,

Ngày 18 tháng chạp (09/01/2023 dương lịch): Ngày Đinh Mão, ngày Hoàng Đạo [Bảo Quang (Kim Đường)

Ngày 20 tháng chạp (11/01/2023 dương lịch): Ngày Kỷ Tỵ, ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

Ngày 23 tháng chạp (14/01/2023 dương lịch): Ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh

 

2. NGHI THỨC CHUẨN BỊ

Nghi thức cúng ông Công ông Táo khá đơn giản, diễn ra theo các bước sau:

- Bước 1: Bao sái bàn thờ (Đầu tiên gia chủ thắp hương bái cúng thổ công, gia tiên xin bao sái bát hương).bài khấn ở dưới

- Bước 2: Chuẩn bị lễ vật đầy đủ

- Bước 3: Đọc văn khấn cúng ông Công ông Táo

- Bước 4: Chờ hương tàn rồi đi hóa tiền vàng

- Bước 5: Phóng sinh cá chép

 

3. LỄ VẬT TRONG MÂM CÚNG ÔNG TÁO GỒM NHỮNG GÌ?

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ táo ông và một mũ táo bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, ba bộ mũ áo, hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy

Những đồ vàng mã như mũ, áo và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân

 

4. VĂN KHẤN ÔNG TÁO

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chính phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.

Con Kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Con kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con kính lạy các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này.

Con lạy các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỉ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỉ muộn cùng hương linh gia tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày............................

Tín chủ con là...............................

Ngụ tại:.........................................

Nay cuối mùa đông/ Tứ quý theo vòng/ Hăm ba tháng Chạp

Sửa lễ kính dâng/ Hoa quả đèn hương/ Xiêm lai áo mũ

Phỏng theo lễ cũ/ Ngài là vị chủ/ Ngũ tự gia thần

Soi xét lòng trần/ Táo quân chứng giám/

Trong năm sai phạm/ Các tội lỗi lầm/ Cúi xin tôn thần

Gia ân châm chước/ Ban lộc ban phúc/ Phù hộ toàn gia

  Trai gái trẻ già/ An ninh khang thái

Cẩn cáo