Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa, lâu ngày sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ có thể phòng tránh được nếu trẻ được xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
1. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em, trong đó hệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột bị mất cân bằng. Thông thường, trong đường ruột của con người luôn có một hệ vi sinh vật đa dạng sống cộng sinh với khoảng 500 - 1.000 loài khác nhau, trong đó có đến 85% là lợi khuẩn và 15% là vi khuẩn có hại.
Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì như vậy, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng ổn định, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả, bao gồm cả hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các thành phần độc hại, kìm hãm và vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Ngược lại, nếu tỷ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ, thường gặp là lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn khi đó sẽ có dịp sinh sôi nảy nở, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột với những triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em như đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể có lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, đôi lúc kèm theo cảm giác đầy bụng và có biểu hiện sốt nhẹ. Trong một số trường hợp trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nghiêm trọng, không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể bị mất nước trầm trọng, rối loạn điện giải, dẫn đến kiệt sức và suy dinh dưỡng kéo dài.
2. Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột thường bắt nguồn từ nguyên nhân sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi... vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi chết đi, ảnh hưởng đến cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột.Tình trạng suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết cũng là điều kiện thuận lợi gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ.
3. Loạn khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa là loạn khuẩn đường ruột, bắt nguồn từ việc sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non kém, hệ vi khuẩn có lợi chưa đủ sức để ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống hay hô hấp từ bên ngoài.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì có đến 30% liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này khiến trẻ chậm tăng cân, bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và lâu dài hơn có thể dẫn tới suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ hấp thu kém, dẫn đến bị suy dinh dưỡng và cơ thể vô tình sẽ hình thành nên cơ chế từ chối ăn để không phải nạp thêm thực phẩm vào hệ dạ dày ruột. Rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng thiếu chất (chất đạm, vitamin và khoáng chất thiết yếu) sẽ càng khiến trẻ biếng ăn, tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn qua lại giữa rối loạn tiêu hóa - suy dinh dưỡng - biếng ăn - suy dinh dưỡng.
Hệ tiêu hóa bị rối loạn cũng dẫn tới giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột, trẻ bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính... Đặc biệt, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra suy nhược, suy thận, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng, nguy cơ tử vong nếu trẻ không được điều trị bù nước và chất điện giải kịp thời.
4. Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột cho trẻ
Chế độ ăn uống hợp lý có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ
Chế độ ăn uống là yếu tố liên quan mật thiết nhất tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Vì vậy để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột cho trẻ, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, chế biến hợp vệ sinh.
Ngoài ra, trẻ cần có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn. Với các bé dưới 2 tuổi, cần lưu ý khi vui chơi không được để bé đưa đồ chơi vào miệng. Với đồ gặm nướu, phải rửa sạch và tiệt trùng bằng nước sôi. Trẻ dưới một tuổi không nên ăn dặm quá sớm (trước 5 tháng tuổi) vì dung nạp các loại thức ăn thô sớm khiến cho dạ dày và ruột hoạt động quá khả năng, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ em còn khá non nớt nên rất dễ tổn thương và rối loạn.
Đối với trẻ lớn hơn, bữa ăn cần đảm bảo cân đối 4 nhóm chất: nhóm đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Các món ăn phải chế biến an toàn, nguyên liệu tươi sạch, đun sôi nấu chín kỹ.
Khi pha sữa bột cho trẻ, cha mẹ cần chú ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất trên vỏ bao bì, không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, bình và núm cần được rửa, tiệt trùng sạch trước và sau khi sử dụng.
Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần ưu tiên chọn loại sữa giàu chất xơ tự nhiên, với khả năng chuyển hóa cao và có nhiều enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa. Thông thường các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ em thường bị thiếu hụt, vì vậy phụ huynh có thể bổ sung thông qua các loại men vi sinh và men tiêu hóa cho trẻ, kích thích trẻ ăn ngon hơn, chống biếng ăn và phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột hiệu quả.
Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, phụ huynh cần cho trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa vì nếu dùng không đúng, tình trạng bệnh sẽ không được cải thiện, gây nhiều khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.
MEN VI SINH ENTER 5 MEDI – CHO TRẺ HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH THÀNH PHẦN: cho 5ml có chứa: Bacillus clausii........................................5 x 109 Immunecanmix .................................................. 5mg (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus, saccharomyces cerevisiae + maltodextrin) Phụ liệu: Chất tạo ngọt tổng hợp (đường sucralose, aspartam), chất bảo quản (natri benzoat, kali sorbat), chất điều chỉnh độ acid (acid citric), chất chống oxy hóa (natrimetabisulfit), hương liệu trái cây tổng hợp, Nước tinh khiết
CÔNG DỤNG: Hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột. Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
CÁCH DÙNG: Trẻ em từ 6 tháng tuổi - 12 tháng tuổi: tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng Trẻ em trên 1 tuổi - 9 tuổi: Uống 5ml/lần x 2 lần/ngày. Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn: Uống 5ml/lần x 3 lần/ngày.
Chú ý: Người đang dùng thuốc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng. Không dùng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần của sản phẩm. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |