1. Đầy hơi chướng bụng: Khi cơ quan tiêu hoá kém, thức ăn không được “xử lý” kịp thời, gây nên tình trạng no ứ, ăn không ngon, sợ hãi các bữa ăn.
2. Buồn nôn: thường nôn vào buổi sáng hoặc sau khi ăn, ở mức độ nặng bao gồm cả thức ăn.
3. Ợ nóng, ợ chua: axit dạ dày bị dư thừa tràn lên thực quản.
4. Hôi miệng: Có mùi hôi khi thở và nói chuyện dù đã vệ sinh răng miệng rất kỹ do mùi thức ăn ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản và đẩy ra theo đường miệng. Hôi nhiều hơn khi bụng đói.
5. Khó nuốt, ngẹn: Khi các axit trong dạ dày trào ngược với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc thực quản gây phù nề, sưng tấy cứ lặp lại liên tục, thực quản dạ dày bị giãn không đồng đều là gây ra hiện tượng khó nuốt, nghẹn.
6. Đau tức ngực: khi axit dạ dày trào ngược lên phần thực quản chạy qua ngực, sẽ kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau, tức ngực.
7. Đắng miệng: dịch dạ dày trào ngược lên thực quản rồi lên miệng kèm theo dịch mật. Thường ở bệnh nhân có sự rối loạn thần kinh dạ dày hay sự đóng mở quá mức van môn vị, dịch mật sẽ bị trào ngược từ tá tràng lên thực quản. Hiện tượng đắng miệng có thể gây ra nhiều nguyên nhân.