Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

5 loại lá chữa bệnh dạ dày dễ kiếm trong vườn nhà bạn

Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa và cũng là nơi rất dễ xảy ra vấn đề. Rất nhiều bệnh lý có thể xảy ra ở dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược axit hay ung thư dạ dày.

Trong dân gian rất nhiều loại lá được sử dụng để chữa bệnh dạ dày, trong đó phổ biến nhất phải kể đến 5 loại lá sau.

1. Lá mơ lông chữa viêm loét, xuất huyết dạ dày

Theo y học cổ truyền, loại lá này có tính mát, giúp khử khuẩn, cầm máu, kích thích lưu thông khí huyết, tiêu độc, giảm đau. Chủ trị viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm đại tràng, bệnh kiết lỵ và các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, sử dụng lá mơ lông đúng cách còn giúp cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy do mắc bệnh dạ dày.

 

Trong dân gian, lá mơ lông còn được gọi là mơ tam thể hay ngưu bì đống. Mặt trên lá màu xanh và mặt dưới màu tím nhạt, toàn thân và lá đều có nhiều lông ngắn màu trắng. Khi dùng loại lá mơ lông chữa bệnh dạ dày, bạn cần lưu ý đến đặc điểm nhận diện này để tránh bị nhầm lẫn với các loại dây mơ.

 

Uống nước ép lá mơ chữa đau dạ dày

+ Chuẩn bị: 40g lá mơ lông

+ Cách sử dụng: Rửa sạch lá mơ rồi để cho ráo nước, cắt nhuyễn. Bỏ lá vào trong máu xay sinh tố xay nhuyễn với 1 ly nước. Lọc qua rây bỏ bã. Nước cốt lá mơ thu được có thể uống trực tiếp hoặc đem đun sôi. Chia 2 lần uống trong ngày.

 

2. Chữa bệnh dạ dày bằng lá khôi

Cây lá khôi hay cây khôi nhung là vị thuốc nam đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh dạ dày từ rất lâu đời. Bộ phận được thu hái làm dược liệu chủ yếu là lá. Có hai loại cây khôi là khôi tía và khôi trắng. Trong đó lá khôi tía được sử dụng phổ biến hơn cả.

 

Lá khôi tía có công dụng tích cực trong việc trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, đồng thời ức chế sản xuất axit, làm se lành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, các hoạt chất có trong lá khôi thể hiện rõ khả năng ức chế đối với vi khuẩn Hp và nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh khác. Chính vì vậy, loại lá này thường được sử dụng làm thuốc chữa viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản do vi khuẩn Hp gây ra.

 

Cách sử dụng lá chữa bệnh dạ dày:

+ Chuẩn bị: 30g lá khôi tía, 20g lá rau bồ cóc (bồ công anh), 10g lá cây cù đèn ( khổ sâm)

+ Cách thực hiện: Cả 3 loại lá trên đem rửa sạch, ngâm với nước muối. Trong lúc chờ đợi, bạn đun 1,5 lít nước cho sôi rồi vớt lá ra, thả hết vào ấm. Vặn nhỏ lửa, sắc thuốc khoảng 20 phút. Gạn uống 2 -3 lần mỗi ngày trước các bữa ăn khoảng 20 phút.

 

3. Lá trầu không chữa đau thượng vị, trào ngược dạ dày

Lá trầu không là dược liệu nổi tiếng với nhiều tác dụng trị bệnh, trong đó bao gồm cả các vấn đề về dạ dày. Y học cổ truyền ghi nhận, loại lá này có vị cay, tính ấm giúp trung hành khí, tán phong, trừ hàn, tiêu thũng ( chống sưng), chỉ thống ( giảm đau), bổ Phế, Vị, Tỳ, kích thích tiêu hóa. Chủ trị táo bón, đau dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, ăn không tiêu…

Với những tác dụng tuyệt vời trên thì không có gì ngạc nhiên khi lá trầu không được ông cha ta tin dùng trong điều trị bệnh dạ dày từ hàng trăm năm nay.

 

Người bệnh có thể sử dụng lá chữa bệnh dạ dày theo cách dưới đây.

+ Chuẩn bị: 5 cái lá trầu không

+ Cách sử dụng: Lá trầu sau khi rửa sạch với nước xong bạn dùng tay vò cho hơi nát, bỏ vào ấm. Chế nước sôi vào, tráng qua lá rồi gạn bỏ nước này đi. Tiếp tục đổ thêm nước vào và ủ khoảng 15 phút, các chất trong lá trầu sẽ tiết ra khiến nước trà chuyển sang màu vàng. Gạn ra uống dần 3 – 4 lần cho hết.

** Lưu ý: Khi mua lá trầu, bạn nên chọn những lá còn tươi, không bị héo úa. Tốt nhất là sử dụng loại lá bánh tẻ vì ở giai đoạn này lá chứa nhiều dược tính nhất.

 

4. Lá nha đam chữa trào ngược axit, viêm loét dạ dày

Nha đam chứa nhiều axit amin, vitamin B, C, E, kẽm, kali cùng nhiều khoáng chất khác. Loại lá này có nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như trị mụn, làm giảm đường trong máu, chống lão hóa da, cấp nước cho cơ thể, cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc tuyệt vời cho những người mắc bệnh dạ dày.

 

Uống gel nha đam chữa đau dạ dày

+ Chuẩn bị: 1 nhánh nha đam to. Chọn những lá tươi, căng mọng, nhiều thịt

+ Cách sử dụng: Gọt sạch vỏ nha đam. Phần ruột bên trong đem rửa với nước muối cho bớt nhớt rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Chia nước nha đam thành 2 phần đều nhau uống trước khi ăn 20 phút. Nếu quá khó uống, bạn có thể đem nha đam nấu chín rồi thêm đường phèn vào nhưng chỉ vừa đủ ngọt sẽ dễ uống hơn.

 

Kết hợp mật ong với lá nha đam chữa bệnh dạ dày

Mật ong được kết hợp với nha đam để tăng công dụng kháng khuẩn, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, giúp tổn thương trong dạ dày nhanh lành hơn.

+ Chuẩn bị: 5 lá nha đam, 50ml mật ong

+ Cách thực hiện: Gọt bỏ vỏ nha đam rồi lấy phần gel bên trong cắt nhỏ, bỏ vào máy xay cùng với 500ml nước và lượng mật ong đã chuẩn bị. Bỏ hỗn hợp vào chai bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Sử dụng ít nhất 1 tháng liên tục để các triệu chứng bệnh dạ dày được khắc phục triệt để.

 

5. Lá tía tô chữa bệnh dạ dày

Cuối cùng, khi đề cập đến các loại lá chữa bệnh dạ dày thì chúng ta cần đề cập đến lá tía tô. Đây là một loại rau thơm ăn kèm phổ biến, dễ kiếm. Trong dân gian, người dân ở một số vùng miền còn gọi lá tía tô là xích tô hoặc tử tô.

 

+ Chuẩn bị: Lá tía tô, cây cứt lợn, hoài sơn, lá mật gấu, bạch truật, đương quy, sâm đại hành mỗi vị 16g, lá lốt, cửu tiết xương bồ mỗi vị 12g, chỉ xác, vỏ quýt mỗi vị 10g, đố phụ (hoàng kỳ) 15g, gừng 4g.

+ Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang. Đun sôi kỹ lấy nước dặc chia làm 2 phần uống.