Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

Táo bón ở trẻ em - nguyên nhân trẻ bị táo bón

Táo bón chiếm đến 5% số lần thăm khám Nhi khoa. Nó được định nghĩa là sự chậm trễ hoặc khó khăn khi đi ngoài do phân không đều, phân khó đi kèm cảm giác đau và cứng dẫn đến tình trạng căng thẳng, sợ hãi khi đi ngoài ở trẻ và cảm giác lo âu cho ba mẹ 

3bimin menlac

Hầu hết (90%) trẻ sơ sinh thông thường đi ngoài phân xu trong 24 giờ đầu tiên khi ra đời. Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ đi ngoài trung bình 4 đến 8 lần/ngày; trẻ bú mẹ thường có nhiều phân hơn so với trẻ dùng sữa công thức. Trong những tháng đầu đời, trẻ bú mẹ đi ngoài trung bình 3 lần/ngày, so với 2 lần/ngày đối với trẻ bú sữa công thức. Khi 2 tuổi, số lần đi ngoài đã giảm xuống < 2 lần/ngày. Sau 4 tuổi, việc đi ngoài ở trẻ có thể giảm xuống ít nhất 1 lần/ngày.

Hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân táo bón là một yếu tố rất quan trọng giúp bạn phòng ngừa, phát hiện và điều trị dứt điểm tình trạng táo bón cho trẻ.

Hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ là tạm thời và có thể được điều trị bằng thuốc nhuận tràng, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cân bằng có chất xơ và luyện tập, rèn luyện cho trẻ một thói quen đi vệ sinh, tránh tình trạng trẻ vì sợ đi cầu mà nín nhịn, làm trầm trọng và lập đi lập lại tình trạng táo bón.


1/ TÁO BÓN ĐƯỢC CHIA LÀM 2 LOẠI:
Táo bón thực thể: là táo bón do các nguyên nhân thực thể như tổn thương cấu trúc hoặc chức năng tại hay ngoài đường tiêu hóa, cần được can thiệp vào nguyên nhân bệnh thực thể để cải thiện tình trạng táo bón.

Táo bón chức năng: chiếm tới 95% các trường hợp táo bón do rối loạn chức năng và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý. Táo bón chức năng chỉ được chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể.


2/ NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN
Nguyên nhân thực thể: bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột...
Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn bình thường, chúng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn.
Bệnh đái tháo đường: trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể gây táo bón
Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể gây táo bón nặng

Nguyên nhân chức năng:

Trẻ nín nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ nín nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ gặp khó khan khi đi ngoài dẫn đến hậu quả là táo bón mạn tính.
Trẻ sơ sinh bị táo bón khi cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột hoặc cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ.
Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức nhiều vfa bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
Táo bón cũng hay gặp ở nhiều trẻ bị thiếu nước và mất nước.
Chế độ ăn không đủ chất xơ


4/ PHÂN BIỆT TRẺ BỊ TÁO VÀ TRẺ CHẬM ĐI CẦU!!!
Trẻ bị táo bón là: Đi nặng ít hơn 3 lần/ tuần, chán ăn, đau_bụng, chướng bụng. Phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ lỏn chỏn. Bé sợ đi nặng và thậm chí sợ ngồi vào bồn cầu. Không có cảm giác mót đi nặng. Có cảm giác đi nặng chưa hết phân, đa/u ở hậu môn, phân có thể lẫn má/u do nứt hậu môn. Phân có mùi khó chịu. Đái dắt, nhiễm trùng tiết niệu. Són phân lỏng.

Trẻ mà 3-4 hôm mới đi nặng nhưng phân nhão, đẹp thì đó ko phải là táo. Bố mẹ chỉ cần xem lại lượng ăn của con, xem con có bị mệt mỏi không.
 

>>Tìm hiểu men vi sinh 3bimin Menlac - giảm táo bón ở trẻ