Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

Bệnh mề đay giao mùa điều trị như thế nào?

Nổi mề đay khi giao mùa là tình trạng rất hay gặp phải ở nhiều đối tượng. Hầu hết những trường hợp này ở giai đoạn mạn tính, khó điều trị dứt điểm. Thay vào đó, chỉ có thể cắt giảm nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

benh-me-day

Bệnh mề đay giao mùa thực chất chỉ là tên gọi do bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa còn về cơ bản thì không có sự khác biệt với bệnh mề đay thông thường.

 

1. Các dạng mề đay thường hay xuất hiện

Mề đay giao mùa do các nguyên nhân tương ứng gây ra được chia thành hai dạng chính là mề đay do các kích thích vật lý và mề đay do dị ứng.

Đối với mề đay vật lý, người bệnh bị nổi mề đay khi tiếp xúc với một số yếu tố vật lý như nóng hay lạnh thay đổi đột ngột, tiếp xúc với nắng, gió to thổi vào da hay bị tác động khi đi xe máy… Bệnh nhân bị mắc mề đay vật lý trong lúc giao mùa thường vì họ tiếp xúc nhiều với những yếu tố từ môi trường nên việc phòng tránh cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, bệnh nhân lại dễ dàng phát hiện nguyên nhân nổi mề đay.

Dạng mề đay thứ hai cũng thường gặp khi giao mùa là mề đay do dị ứng. Dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng từ môi trường - gọi là dị nguyên. Các bác sỹ bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, dị nguyên rất đa dạng và có thể là bất cứ thứ gì và phụ thuộc vào cơ địa dị ứng của từng người.

Khi có sự chuyển đổi từ mùa này sang mùa khác, các đặc trưng của mùa như phấn của các loại hoa, cây cỏ khiến cho người bệnh bị dị ứng dẫn đến nổi mề đay. Ví dụ, vào mùa hoa xoan, bệnh nhân dị ứng với hoa xoan cũng có thể nổi mề đay. Mùi của hoa cũng là một nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh không cần tiếp xúc trực tiếp.

Thời điểm giao mùa cũng thường hay xuất hiện các loại côn trùng như bướm, ong. Các loại phấn hoa, hương từ côn trùng cũng sẽ khiến người bệnh nổi mề đay. Đó cũng là nguyên nhân tại sao có nhiều người cứ đến thời điểm chuyển mùa lại bị căn bệnh ngứa ngáy, khó chịu này.

 

2. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị nổi mề đay vào thời điểm giao mùa

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh mề đay khi thời tiết thay đổi là tình trạng ngứa ngáy kèm các nốt sần trên da. Tình trạng ngứa có thể còn gây nóng rát. Trong trường hợp người bệnh cào gãi quá mức, da có thể xuất hiện các nốt mụn chứa mủ và chuyển sang dạng bội nhiễm.

Bên cạnh đó, các nốt sần do bệnh mày đay gây ra khá đặc biệt. Chúng thường có hình tròn với kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Vị trí xuất hiện các nốt này không đặc trưng. Nó có thể xuất hiện ở toàn thân hoặc một vài chỗ không có quần áo che chắn. Đồng thời, nó có thể gây sưng phù thành từng mảng lớn. Ngoài ra, các nốt sần này còn lan nhanh ra toàn cơ thể khi người bệnh cào gãi.

Ngoài 2 dấu hiệu thường gặp như đã trình bày, nổi mề đay khi thời tiết chuyển mùa còn có thể phát ban. Dấu hiệu này xảy ra khi cơ thể người bệnh tiếp xúc nhiều với gió hoặc nhiệt độ môi trường quá lạnh. Triệu chứng này thường chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị sưng tay và sưng môi khi cầm hoặc ăn đồ lạnh.

 

Trong trường hợp các tổn thương do bệnh mề đay xuất hiện ở lớp niêm mạc đường hô hấp có thể khiến người bệnh khó thở. Bên cạnh đó, nó còn có thể gây phù thanh quản và lưỡi. Khi xuất hiện những dấu hiệu này đồng nghĩa với bệnh đã tiến triển nặng.

 

3. Cách điều trị dứt điểm tình trạng nổi mề đay vào lúc giao mùa

Nổi mề đay khi giao mùa là bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch (hay còn gọi là bệnh tự miễn). Chính vì thế, việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh rất khó khăn. Trong trường hợp cấp tính, bệnh có thể được chữa khỏi bằng cách nghiêm túc tuân theo phác đồ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mạn tính thường chỉ có thể giảm nhẹ các triệu chứng.

Trong quá trình điều trị, người bệnh phải ngừng tiếp xúc với các yếu tố bất lợi. Bao gồm những yếu tố đến từ thực phẩm và cách sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, tùy vào từng trường hợp sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn có ý định điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược thiên nhiên thì cũng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc tân dược cũng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Kết hợp với các giải pháp điều trị, bạn nên bổ sung nhiều loại rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày. Uống đủ nước và nên dùng thêm các loại nước ép từ trái cây họ nhà cam. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên luyện tập thể dục vừa sức. Hạn chế để cơ thể khi bị bệnh tiếp xúc với không khí lạnh, nước lạnh hoặc gió.

 

4. Điều trị bằng các loại thuốc Tây trị mề đay khi giao mùa

Có nhiều loại thuốc tân dược dùng để điều trị bệnh mề đay khi thời tiết chuyển mùa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại cần dùng và liều lượng thích hợp. Trong đó, một số loại thường dùng là:

Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thế hệ I hoặc II. Trong đó, loại thế hệ II được dùng phổ biến hơn. Tiểu biểu là cetirizine, desloratadine, loratadine, levocetirizine hoặc fexofenadine… Ngoài ra, người bệnh còn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng cholinergic;

Thuốc Corticoid: Có 2 dạng (uống hoặc tiêm). Trong đó, dạng tiêm thường chỉ dùng cho những trường hợp mạn tính hoặc có dấu hiệu chuyển nặng. Loại này dùng khi cơ thể người bệnh không đáp ứng với thuốc kháng histamin thông thường;

Ngoài 2 loại thuốc kể trên, người bệnh có thể còn được chỉ định một số loại thuốc khác như: Leukotriene, epinephrine, doxepin, dapson hoặc thuốc ức chế hệ miễn dịch và thay thế huyết tương.