Tin tức nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Mss Huyền 0975513987
Customer Support
Mr Tuấn 0986219789

Sai lầm khi dùng gia vị không ít người mắc biến nó thành

Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn giản muốn cho vào lúc nào cũng được mà phải căn thời gian đun nấu để nêm nếm cho hợp lý. Bởi có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc gây hại cho sức khỏe.

1. Đường


 
Nhiều người khi làm các món rán hay nướng thường cho thêm đường, món ăn vì thế dễ bị cháy khét. Tuy nhiên nguy hiểm hơn là nếu bạn lạm dụng đường vào món ăn một cách quá thường xuyên sẽ gây hại tới sức khỏe.
Bởi ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, phụ nữ chỉ nên dùng 20 gram đường mỗi ngày bên cạnh 36 gram ở đàn ông và 12 gram ở trẻ em. 
2. Muối
 
Mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt trong một ngày là 9,4 gam, gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến nước giữ lại trong lòng mạch làm tăng áp lực máu, dẫn tới tăng huyết áp.
Vì vây, tùy món sẽ nếm muối vào trước hoặc trong khi nấu. Ví dụ, nấu thịt nên cho muối trước nhưng nấu canh nên nếm muối sau khi ninh một lúc. Với món xào, hãy cho muối vào dầu khoảng 1 phút sau khi cho thức ăn vào sẽ loại bỏ 95% độc tố aflatoxin.
3. Nước mắm



Nước mắm là gia vị rất quen thuộc với người Việt vừa để nêm nếm khi nấu hoặc dùng làm đồ chấm. Tuy nhiên trong nước mắm có hàm lượng muối khá cao, nên với một số người nó sẽ là loại gia vị cực nguy hiểm như bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, suy thận,..
Đặc biệt với trẻ em dưới 1 tuổi, việc cho nước mắm vào thức ăn của trẻ sẽ gây tổn hại thận. Vì vậy, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dùng nước mắm quá sớm. Và lưu ý không nên đun nước mắn quá lâu, với món canh thì cho nước mắm xong nên bắc ra ngay.
4. Mì chính
 

Tương tự nước mắm, không nên dùng mì chính cho trẻ nhỏ. Nhiều người đồn rằng ăn mì chính gây tổn hại thần kinh nhưng đây chỉ là tác động trên chuột. Tuy nhiên, mì chính cũng chứa natri, dù ít hơn muối nhưng cần hạn chế.
Nếu muốn món ăn được ngon hơn như các món tẩm ướp thì nên nêm gia vị 2 lần: trước khi nấu và khi hoàn thiện món ăn. Với món canh nên nêm khi gần bắc ra để tránh nước bốc hơi nhiều làm thay đổi vị.


5. Dấm
 
Dấm giúp khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm và còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu. Mọi người thường hay dùng dấm để bảo quản thực phẩm. Tuy có nhiều công dụng nhưng có những người tuyệt đối phải tránh xa nếu không muốn hại bản thân.
Những người bị sỏi mật, viêm loét dạ dày  hay mới gãy xương không nên dùng dấm. Dấm sẽ làm các triệu chứng dị ứng như phát ban, phù nề, ngứa, hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Người huyết áp thấp ăn dấm sẽ càng thấy chóng mặt, đau đầu hơn.
Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.
6. Hạt tiêu
 


Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.
7. Rượu trắng
 

Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới.
hời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.